Tags:

nguyên liệu

Nhiều làng quê tại các tỉnh ven biển ĐBSCL thật sự đổi đời từ mô hình canh tác lúa – tôm. Đặc biệt năm 2021 này, nhiều hộ dân thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm thắng lợi cả hai mặt giá cả và năng suất. Niềm vui hiện lên khuôn mặt của nhiều nông dân ven biển vùng ĐBSCL trước thềm năm mới Tết Tân Sửu 2021.

Các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng lớn đã chủ động khai thác đơn hàng tại nhiều thị trường đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) ngay từ đầu năm 2021.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) giúp thúc đẩy tăng trưởng một số nhóm ngành nghề của Việt Nam, tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Tỉnh Kiên Giang đã chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững. Đây là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa vừa có hướng dẫn về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả nuôi tôm, người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ và các khuyến cáo của ngành chức năng.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức cho nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng do chung ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, giá tôm nguyên liệu trong nước giảm liên tục đã tác động không nhỏ vào hoạt động sản xuất của người dân; bên cạnh đó, thời tiết diễn biến bất thường là một trong những nguyên nhân khiến tôm bị thiệt hại. Vượt qua những khó khăn, trở ngại và thách thức, với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý và đặc biệt là sự nỗ lực, sáng tạo của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng năm 2020 đạt thắng lợi.

Dự kiến năm 2021, toàn tỉnh Bình Định thả nuôi tôm trên diện tích 2.107 ha. Sở NN&PTNT đã ban hành lịch thời vụ nuôi, chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tăng cường quản lý vùng nuôi, chất lượng con giống, phối hợp các địa phương hướng dẫn người nuôi phòng ngừa dịch bệnh tôm.

Thủy sản Cửu Long An Giang cho biết, lợi nhuận quý IV/202 của công ty tăng 18% là do trong kỳ doanh thu bán hàng giảm 12%, giá vốn bán hàng giảm 11% do đó lợi nhuận gộp giảm 19%. Bên cạnh đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 30% và 53%.

(vasep.com.vn) Năm 2020, cả người nuôi và các nhà XK cá tra tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau do đại dịch COVID-19. Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL cũng giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg. Giá trị XK sang một số thị trường lớn như: Trung Quốc - Hồng Kông; Mỹ, ASEAN, EU giảm so với năm trước. Anh là thị trường sáng nhất trong bức tranh XK cá tra của năm qua.

Bạc Liêu có bờ biển hơn 56 km, với tiềm năng kinh tế khá đa dạng, phong phú. Ngoài thế mạnh về năng lượng sạch như điện gió, điện khí, điện mặt trời, tỉnh còn có tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm, với gần 130 nghìn héc-ta chuyên nuôi tôm. Mấy năm gần đây, mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã  đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao.

(vasep.com.vn) Ngày 12/12/2020, Chính phủ đã ra Nghị quyết về phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 11/2020. Trong đó, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hàng hóa NK để sản xuất XK thì được miễn thuế NK theo quy định tại Khoản 7, Điều 16 của Luật số 107/2016/QH13 của Quốc hội. Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế ấn định mà DN đã nộp theo quy định, không truy thu thuế đối với các trường hợp chưa nộp tiền thuế ấn định.

Sau đợt giảm giá sâu và kéo dài kỷ lục, giá cá tra nguyên liệu, cá giống và giá xuất khẩu đều đã tăng trở lại.